Gỗ xà cừ có độ bền cao, chắc chắn, chịu lực giỏi, chống chịu mối mọt tốt, giá cả thấp nên được ứng dụng làm đồ nội thất trong gia đình. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng chữa bệnh, ép dầu…
Gỗ xà cừ được ứng dụng làm đồ nội thất trong gia đình
Gỗ xà cừ thường được lấy từ những cây đại thọ nên chất lượng gỗ rất tốt. Bên ngoài tuy hơi thô, xấu nhưng bên trong gỗ xà cừ rất cứng rắn và chắc chắn. Bởi vậy, chúng có khả năng chịu va đập rất tốt, chịu lực tốt, bền bỉ với thời gian.
Gỗ xà cừ cũng có màu sắc hết sức thẩm mỹ và đẹp mắt. Gỗ xà cừ tự nhiên được đặc trưng bởi hai màu sắc: Viền màu đỏ nhạt và lõi gỗ màu đỏ thẫm. Với màu đỏ đặc trưng, gỗ xà cừ phù hợp với nhiều không gian: hiện đại, tân cổ điển, cổ điển luôn mang lại sự sang trọng đầm ấm cho không gian nội thất trong gia đình. Bên cạnh đó, đường vân của gỗ xà cừ khá mịn. vân chạy liền đơn giản mà rất sang trọng.
Một ưu điểm khác khiến gỗ xà cừ là lựa chọn vật liệu thích hợp cho đồ nội thất gia đình là khả năng chống mối mọt tốt. Bởi gỗ xà cừ khác với các loại gỗ khác, chúng có khả năng tự sản sinh ra một chất như nhựa để đuổi mối mọt, nhờ vào đó chúng không bị mối mọt tấn công.
Với những đặc tính tốt đó công thêm mức giá trung bình, gỗ xà cừ được ứng dụng làm các bộ bàn ghế với nhiều kiểu dáng khác nhau, giường ngủ hay tủ quần áo… Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng gỗ xà cừ làm phản bởi chiều rộng của nó khá to bản.
Lục bình bằng gỗ xà cừ
Lục bình là một sản phẩm phong thủy với hình dáng đặc trưng bởi thân phình to, cổ thắt lại và miệng loe ra. Nó tượng trưng cho sự sung túc, phát lộc phát tài, may mắn, sinh sôi nảy nở, đồng thời nó cũng bảo quản của cải cho gia chủ. Lục bình được làm bằng gỗ xà cừ thường dao động từ 7 – 10 triệu đồng. Chúng được lấy từ phần gốc xà cừ với chiều cao khoảng 1 – 1,2m được trang trí bằng nhiều chi tiết phong thủy như long, ly, quy, phượng…
Đồ thủ công mỹ nghệ
Bên cạnh các ứng dụng chế tạo đồ thô mộc, gỗ xà cừ còn được sử dụng để sản xuất một số đồ thủ công mỹ nghệ như tượng phật, tượng… Nếu gỗ lim quý, táu, sến được ưa chuộng và bán với giá cao hơn thì gỗ xà cừ lại có mức giá vừa phải mà vẫn bền đẹp. Chi phí cho mỗi sản phẩm tượng phật hay lục bình từ gỗ xà cừ thường rơi vào khoảng 3 – 10 triệu.
Thuyền
Do có khả năng chống mối mọt tốt khi tiếp xúc với nước nên gỗ xà cừ được người dân một số vùng sông nước dùng để đóng tàu thuyền.
Bên cạnh các ứng dụng làm đồ nội thất, đồ độc mộc, đồ phong thủy, các cây gỗ xà cừ còn được trồng ở nhiều đường phố nhằm đem lại bóng mát cho cảnh quan xung quanh. Hơn nữa, với bộ rễ phát triển trong không gian lớn, giúp cây bám chặt vào đất và đủ điều kiện để chống lại gió bão, mưa giông. Tuy nhiên, người ta vẫn giới hạn đường kính của thân cây nhỏ hơn 400mm để tránh những thiệt hại do đổ cây gây ra.
Thêm một công dụng khác ít ai ngờ tới từ cây xà cừ là khả năng chữa bệnh như ho, ghẻ, hay giảm đau. Lá xà cừ non có tác dụng chữa ghẻ, sưng vú… Vỏ của cây xà cừ dùng để ngâm cùng quất và mật ong chữa ho.
Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến thành dầu ăn, bã được ép thành hạt dùng làm mồi câu rất hiệu quả.
Một vài thông tin về cây gỗ xà cừ
Cây xà cừ thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng, dễ trồng bằng hạt và tái sinh, chồi lên mạnh. Xà cừ có khả năng tăng trưởng rất nhanh và dễ phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất cát vùng ven biển miền Trung. Cây có thể cao từ 35 đến 40 mét, đường kính có thể đạt đến 2m (như cây Thảo cầm viên trong Hồ Chí Minh).
Cây có tán lá rậm, màu xanh, nhiều cành, cành lúc còn non thường cong rủ xuống. Lá xà cừ thuộc loại lá kép lông chim một lần chẵn. Hoa mọc thành từng chùm tán, hoa màu trắng nhỏ với 4 cánh hoa trắng dính vào nhau. Cây thường nở hoa vào tháng 4 đến tháng 5. Quả xà cừ thuộc loại nang nhỏ, chín vào tháng 10. Khi chín, quả xà cừ nở bung thành 4 mảnh. Vỏ cây xà cừ màu nâu xám, khi nứt có hình đồng tiền khoanh tròn giống như cái sọ nên cây xà cừ còn được gọi là sọ khỉ.