Phòng bếp là không gian quen thuộc nhưng cũng rất quan trọng trong quan niệm của người Việt Nam. Cũng vì lẽ đó, nhiều người luôn quan niệm phải bố trí phòng bếp vừa đẹp, vừa tiện lợi. Vậy đâu là những nguyên tắc để bố trí nội thất phòng bếp đẹp, tiện lợi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên tắc về phong thủy
Phong thủy luôn là yếu tố quan trọng trong quan niệm của người Việt Nam. Những công việc quan trọng hay những nơi thường dùng đều được chọn lựa và sắp xếp sao cho hợp phong thủy. Do đó, phòng bếp đẹp phải là phòng bếp được bố trí đảm bảo yếu tố phong thủy.
Để đảm bảo phong thủy trong bếp, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Cân bằng các yếu tố Ngũ hành. Bếp vốn thuộc Hỏa. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng cần tăng các yếu tố tương sinh và giảm các yếu tố tương khắc như Thủy trong bếp. Nhưng thực tế là bạn cần phải cân bằng các yếu tố này trong phòng bếp. Vì chỉ cần một trong các yếu tố Ngũ hành mạnh hơn các yếu tố còn lại sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến gia chủ cũng như phong thủy của nhà. Chẳng hạn như phòng bếp đã thuộc Hỏa mà còn tăng yếu tố tương sinh với Hỏa khiến Hỏa mạnh thì gia đình dễ mâu thuẫn, rạn nứt.
– Sắp xếp đồ vật tránh tương khắc. Mỗi đồ vật trong bếp đều tượng trưng cho các yếu tố Ngũ hành khác nhau. Ví như bếp nấu tượng trưng cho Hỏa, bồn rửa bát, tủ lạnh tượng trưng cho Thủy. Vì vậy, bạn không nên đặt bếp nấu quá gần bồn rửa bát hay tủ lạnh. Đồng thời, để bếp nấu kẹp giữa bồn rửa và tủ lạnh cũng không được. Do thủy khắc hỏa nên các đồ vật này cần đặt đúng vị trí, tránh cho các yếu tố tương khắc, ảnh hưởng đến phong thủy của bếp.
– Lựa chọn màu sắc phòng bếp phù hợp mệnh. Ngoài các yếu tố trên, cũng cần chú ý lựa chọn màu sắc phòng bếp phù hợp với mệnh của gia chủ. Màu sắc này không chỉ là màu sắc tường mà còn liên quan đến gạch ốp, màu của tủ bếp,…Tùy vào từng mệnh để có thể lựa chọn màu phù hợp.
Nguyên tắc tam giác
Nguyên tắc tam giác đề cập đến ba khu vực là bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Với nguyên tắc này, ba khu vực trên được sắp xếp tạo thành hình tam giác, tiện lợi cho việc di chuyển giữa các không gian của người tiêu dùng. Lưu ý là không có bất kì vật gì chặn cùng lúc hai trong ba điểm trên.
Theo nguyên tắc này, các đỉnh của tam giác được sắp xếp lần lượt là tủ lạnh, bồn rửa bát và bếp nấu. Trong đó, bếp nấu không bao giờ bị kẹp giữa bồn rửa bát và tủ lạnh. Điều này có nghĩa là dù phòng bếp của bạn được thiết kế tủ bếp chữ I thì bếp nấu sẽ không nằm giữa bồn rửa bát và tủ lạnh.
Nguyên tắc tam giác rất quan trọng trong thiết kế bếp vì:
– Đảm bảo sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Trên thực tế, ba khu vực trên là ba khu vực thường xuyên sử dụng nhất trong khi nấu ăn. Việc liên tục phải di chuyển giữa ba khu vực này là điều thường thấy trong căn bếp của mỗi gia đình. Vì vậy, việc sắp xếp thành hình tam giác sẽ giúp người dùng di chuyển cũng như tiện lợi hơn khi nấu ăn.
– Đảm bảo yếu tố phong thủy. Ngoài ra khi sắp xếp thành hình tam giác như vậy, căn bếp “vô tình” đảm bảo được yếu tố phong thủy. Với nguyên tắc này, bếp nấu không bao giờ bị kẹp giữa bồn rửa bát và tủ lạnh. Đồng thời, khoảng cách giữa bếp nấu với hai khu vực này cũng được đảm bảo. Chính vì thế sẽ không xảy ra tình huống tương khắc trong phong thủy.
Với các khu vực khác trong bếp, tùy vào mục đích cũng như thói quen sử dụng mà bạn có thể lựa chọn sắp xếp phù hợp.
Nguyên tắc lấy ánh sáng
Trong căn bếp, ánh sáng luôn là yếu tố rất được chú trọng. Cũng bởi thế, để căn bếp đẹp, tiện lợi, bạn cần phải chú ý đến nguyên tắc lấy ánh sáng.
Bếp thường được lấy ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong đó:
– Với ánh sáng tự nhiên: việc lấy ánh sáng tự nhiên thường là nhờ cửa sổ. Nhưng không phải vị trí nào trong bếp cũng thích hợp để đặt cửa sổ. Thông thường cửa sổ hay được đặt ở vị trí bồn rửa bát hoặc đặt lệnh ra khỏi vị trí tủ bếp. Bởi các vị trí này việc lấy ánh sáng không ảnh hưởng đến việc sử dụng bếp. Ngoài ra, khu vực bếp nên được lấy ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tăng ánh sáng phòng bếp mà còn giúp không gian mở hơn.
– Với ánh sáng nhân tạo: Với ánh sáng này, lưu ý nằm ở việc thiết kế đèn điện. Bạn không nên thiết kế đèn bị khuất tủ bếp vì sẽ khó lấy ánh sáng. Đồng thời, không nên để đèn điện ở quá xa. Kích thước cũng như thiết kế đèn điện cũng nên được cân nhắc.