Ghế sofa bị mốc – Nguyên nhân và cách xử lý đơn giản tại nhà

Sofa bị mốc là thực trạng thường gặp khi dùng sofa ở nước ta. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này, hãy cùng điểm qua các cách xử lý ghế sofa bị mốc đơn giản tại nhà sau nhé.

Dấu hiệu ghế sofa bị mốc

Lưu bản nháp tự động

Nấm mốc xuất hiện trên sofa không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng nội thất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Với hàm lượng độc tố cao có gây ra nhiều bệnh về hô hấp, các vấn đề về da, tim, phổi,… đặc biệt là cho trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.

Nấm mốc thường có mùi đặc trưng. Nếu bạn không chắc mùi nấm mốc thế nào, hãy nghĩ tới mùi đất bốc lên ngay trước hoặc sau khi trời mưa.

Nấm mốc trên bề mặt sofa sẽ khiến vật liệu chuyển sang nhiều màu khác nhau. Hãy tìm kiếm các đốm đen hoặc vết thâm, đặc biệt nếu chúng nổi lên mà không rõ nguyên nhân. Họ có thể cảm thấy vết mờ hoặc nhầy nhụa rõ rệt. Hãy rửa tay kỹ sau khi chạm vào bề mặt còn nấm mốc.

Các triệu chứng về đường hô hấp – Việc tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt với trẻ em, người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy tự nhiên bị viêm da hoặc khó chịu khi khó thở thì hãy có bạn đã bị nhiễm độc do bào tử nấm mốc phát ra.

Nguyên nhân ghế sofa bị mốc

Do khí hậu có độ ẩm cao

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì thế thời tiết thường nắng mưa thất thường, thêm vào đó là độ ẩm cao vào thời điểm giao xuân-hạ hoặc mùa đông. Những cơn mua phùn của mùa xuân làm độ ẩm không khí khá cao, làm nấm mốc có điều kiện phát triển  Vì độ ẩm trong không khí tăng đột ngột nên mới dẫn đến tình trạng sofa gia đình bị mốc meo.

Chất liệu bọc sofa như da hay vải nỉ đều có đặc tính là thoáng khí và điều này cho phép hơi ẩm xâm nhập vào bên trong. Nấm mốc trên sofa da có thể phát triển khi có quá nhiều độ ẩm hoặc khi bề mặt  không được sử dụng trong thời gian dài. 

Sofa được đặt sát tường

Do tường là nơi tiếp xúc nhiều với độ ẩm, có thể dẫn độ ẩm đó sang chiếc sofa của bạn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc xuất hiện và phát triển.

Không bảo quản sofa đúng cách

Trong quá trình sử dụng, việc bỏ bê không bảo quản sofa đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc “ghé thăm” chiếc sofa yêu quý của bạn. Đặc biệt, trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, dầu mỡ của đồ ăn, vụn bánh hoặc chất lỏng đổ trên sofa nhưng không kịp lau chùi cẩn thận, kết hợp với bụi bẩn trong không khí, nấm mốc, … bám vào bề mặt sofa sẽ khiến nấm mốc nãy sinh nhanh và khiến sofa có mùi khó chịu. Nếu để lâu ngày nó sẽ khiến bộ sofa bị sụt lún dễ dàng hơn.

Vệ sinh sofa sai cách như sử dụng chất tẩy rửa mạnh làm bạc màu hay dùng bàn chải chà khiến lớp bọc sofa bị bong tróc đều có thể dẫn đến tình trạng ghế sofa bị mốc. Trường hợp tệ hơn là lớp bọc sofa của bạn hư hại không thể cứu vãn. Do đó, muốn vệ sinh sofa đúng cách tại nhà, hãy tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết, nên làm và không nên làm để bảo vệ bộ sofa đắt tiền của gia đình bạn

Nếu không được chăm sóc đúng cách, nấm mốc sẽ phá hủy bề mặt của sofa. Vì sofa không thể giặt được và sẽ bị hư hại do quá nhiều chất lỏng, nên việc loại bỏ nấm mốc khi chúng mới xuất hiện là điều cần thiết nên làm.

Cách xử lý sofa bị mốc

Cách tẩy vết mốc trên sofa da

Lưu bản nháp tự động

Dùng giấm

Một trong những giải pháp tốt nhất để loại bỏ nấm mốc trên đồ da là sử dụng giấm trắng. Giấm là một chất khử trùng và làm sạch hiệu quả cao. Chúng cũng được xem là kẻ thù của nấm mốc bởi có chứa axit, có thể tiêu diệt hầu hết các loại nấm, bao gồm cả nấm mốc đen. Bên cạnh giấm thì bạn cũng có thể sử dụng chanh. Chanh là một gia vị có sẵn trong mỗi căn bếp, đồng thời cũng là một chất khử mùi tự nhiên, tính axit cũng có công dụng tẩy trắng và loại bỏ nấm mốc đen. Nồng độ axit cao trong chanh sẽ phá vỡ nấm mốc, giúp bạn dễ dàng loại bỏ chúng. Cùng với đó là hương thơm dễ chịu sau khi làm sạch.

Cách làm sạch ghế sofa bị mốc bị mốc này khá đơn giản. Bạn hãy pha loãng giấm cùng với nước ấm theo tỷ lệ 1:5. Dùng một miếng vải mịn hoặc khăn lau dạng mút mềm nhúng vào dung dịch trên, sau đó lau nhẹ nhàng lên bề mặt của sofa da và để khô tự nhiên. 

Bạn nên lau từ 2-3 lần để vết nấm mốc không còn bám lại trên bề mặt sofa da và ngăn chặn nấm mốc quay lại. Hãy để chúng khô tự nhiên, đừng dùng máy sấy. Nếu dùng máy sấy thì sẽ khiến cho các vết nấm mốc dễ nứt, vỡ và nổ nhiều hơn. Kết thúc quá trình tẩy mốc bạn hãy đánh xi lên để làm mới sofa da của mình nhé.

Trường hợp bị mốc lâu ngày trên đồ da, hãy dùng bàn chải mềm nhỏ nhúng dung dịch này để chải kỹ và sạch hoàn toàn các vết mốc. Lưu ý lau kỹ từng ngóc ngách chải kỹ cả những nơi vết mốc bám sâu bên trong mũi khâu và những chỗ khuất. Nếu để sót mốc rất nhanh sẽ quay lại.

Dùng rượu

Thực hiện: Hòa 5ml rượu trắng vào 1 cốc nước lọc, thêm vào khoảng 2 thìa cà phê muối. Hòa tan hoàn toàn dung dịch. Thấm từng chút dung dịch vào khăn lau và sau đó nhẹ nhàng lau lên các vết bẩn theo chiều dọc đến khi thấy các vết mốc biến mất thì thôi. 

Cần thao tác nhanh để tránh dung dịch tiếp xúc quá lâu. Khi vết mốc sạch, sử dụng 1 chiếc khăn khác đã thấm nước sạch, lau lại một lần nữa. Sau đó để sofa ở nơi thoáng mát không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Sau khi làm sạch ghế sofa bị mốc là quy trình bảo vệ bề mặt da. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng xi dưỡng không màu chuyên dụng dành cho đồ da. Nếu không có sẵn, bạn có thể chữa cháy bằng các loại kem dưỡng để thay thế. 

Dùng baking soda

Baking soda (muối nở – có bán tại siêu thị) là nguyên liệu thần kì cho việc hút ẩm, chống mốc loại bỏ mùi hôi cho da bị mốc. Để đảm bảo sofa không có mùi hôi, mấm mốc thì hãy sử dụng baking soda để vệ sinh ghế sofa bị mốc.

Dùng khăn thấm vào xà phòng rồi lau đều lên vùng da bị dính bẩn và và lau lên bề mặt da cho đến khi vết bẩn hết sạch hoàn toàn. Lau nhẹ lên bề mặt túi da lần cuối bằng 1 chiếc khăn sạch khác nhúng dung dịch giấm loãng (pha mới) để đảm bảo không còn vết mốc nào trên da. Sau đó lau lại với khăn sạch thêm 1 lần nữa cho đến khi áo khô sạch. 

Sau bước lau sạch bề mặt da, hãy để sofa da khô tự nhiên, sau đó dùng kem có thành phần trị nấm lau đều bề mặt để cho kem ngấm vào da trong vài giờ. Đổ baking soda lên bề mặt sofa để hút ẩm sau một đêm, hôm sau lau sạch lại sẽ giúp khử mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Cách tẩy trên sofa vải nỉ

Lưu bản nháp tự động

Dùng bột baking soda

Nhược điểm của ghế sofa nỉ là khó đánh bật những vết mốc tích tụ trong thời gian lâu dài. Đối với những vết mốc nhỏ, bạn có thể dùng bột baking soda.

Cách làm: 

  • Bước 1: Cho nửa muỗng baking soda vào bình xịt nước và lắc cho đến khi tan hết. Xịt dung dịch này lên bề mặt sofa bị mốc sau đó dùng bàn chải chà để loại bỏ nấm mốc trên bề mặt. 
  • Bước 2: Lau lại bằng khăn sạch nhúng nước để loại bỏ cặn bẩn và baking soda.
  • Bước 3: Cuối cùng để ghế sofa khô tự nhiên, tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời để không làm hại tới chất liệu da từ tác động của tia nhiệt.  

Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Dùng baking soda sẽ làm sạch ghế sofa nỉ bị dính nấm mốc ở một vùng nhỏ. Với những bề mặt mốc rộng và cứng đầu, bạn cần vệ sinh chuyên sâu hơn để loại bỏ vết mốc cùng mùi ẩm gây bệnh. Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Loại bỏ sơ qua bụi bẩn và nấm mốc trên vỏ bọc bằng máy hút bụi. ếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn thấm một ít nước và trải lên bề mặt ghế, sau đó dùng gậy đập lên trên để bụi bẩn bám vào khăn.
  • Bước 2: Kế tiếp, pha hóa chất chuyên dùng để tẩy rửa và dung dịch diệt khuẩn với nước, sau đó phun trực tiếp lên bề mặt cần vệ sinh và chờ khoảng 1-2 phút cho hóa chất ngấm vào vết bẩn.
  • Bước 3: Sau khi đã cọ rửa kĩ càng, bạn dùng một mảnh vải mềm vào ly cồn, chà miết các vết mực hoặc vết ố bám lâu ngày cho tới khi chúng biến mất hoàn toàn. Lau lại bằng nước sạch vì cồn có đặc tính bay hơi nhanh.
  • Bước 4: Dùng tinh dầu thơm phun lên sofa để tiêu diệt hết nấm mốc còn sót lại và giúp ngăn nấm mốc quay trở lại.
  • Bước 5: Cuối cùng, sử dụng quạt thổi để giúp ghế khô nhanh hơn. Hoặc bạn cũng có thể đặt ghế ở nơi thoáng mát trong vòng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng bình thường.

Với sofa nỉ bạn lưu ý đừng dùng quá nhiều nước và hóa chất vì vải nỉ hút nước rất nhanh, nếu chúng ta lau không sạch sẽ để lại những vết cặn hóa học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, hoặc làm phai màu vải gây mất thẩm mỹ cho vỏ bọc của ghế.

Dùng oxy già

Đây là dung dịch chống nấm và chống vi khuẩn hầu hết các gia đình đều có. Vì thế khi thấy sofa nỉ bị mốc bạn nên xử lý nhanh để tránh gây hại cho sức khỏe. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đổ khoảng 5ml oxy già vào bình xịt và xịt trực tiếp lên bề mặt sofa bị mốc và để trong 10 phút. 
  • Bước 2: Tiếp theo, chà xát khu vực đó với một lực vừa đủ để loại bỏ vết mốc đen. Dùng giẻ mềm vuốt dọc theo chiều của sợi nỉ, sau đó lau lại bằng nước và để sofa khô tự nhiên.
  • Bước 3: Bạn cũng có thể dùng baking soda để khử mùi của thảm trải bằng cách rải baking soda lên bề mặt thảm đã giặt sạch, để qua đêm rồi hút sạch.
  • Bước 4: Sau khi vệ sinh ghế sofa bị mốc, bạn nên mở hết các cửa sổ và quạt để làm khô sofa nỉ trong thời gian nhanh nhất có thể đồng thời làm bay hết các mùi hóa chất tẩy rửa. Nếu sofa nỉ không khô nhanh thì sẽ để lại nhiều mùi hôi và sẽ nhanh bám bụi hơn.

Nếu sofa gia đình bạn có thể tháo rời các bộ phận thì sẽ thuận tiện cho gia chủ khi muốn vệ sinh sofa nỉ từng bộ phận của ghế. Bạn chỉ cần nhấc từng miếng đệm ngồi hoặc tựa lưng ra. Phía sau của từng miếng đó sẽ có hệ thống khoá kéo. Sau đó bạn kéo khoá hết phần rồi lột nhẹ phần vỏ bên ngoài giữ lại phần ruột bên trong.

Sau đó bạn chỉ cần pha dung dịch và ngâm tất cả phần vỏ bọc sofa. Nguyên liệu cũng vô cùng dễ kiếm, đó là giấm trắng kết hợp với bột giặt. Pha  giấm trắng trong một thau nước (tỉ lệ 2:1) và ngâm vỏ bọc sofa mốc đen khoảng 30p rồi giặt sofa bằng bột giặt với nước sạch. Không nên ngâm quá lâu vì có thể làm bay màu nhuộm của vải nỉ.

Trên đây là những phương pháp xử lý ghế sofa bị mốc đơn giản tại nhà. Tuy nhiên để ngăn ngừa vi khuẩn ngăn cản mốc quay trở lại và phát triển, bạn nên vệ sinh đơn giản hằng ngày bằng cách dùng khăn mềm (có xà phòng pha loãng) lau nhẹ, sau đó lau lại bằng khăn mềm ẩm rồi phơi khô tự nhiên để sản phẩm luôn trong tình trạng như mới. Nếu thời tiếc mưa ẩm hoặc nắng nóng thất thường thì bạn nên thoa baking soda lên bề mặt sofa để hút ẩm. Lau khô ngay bằng khăn sạch ẩm nếu bị ướt và để khô tự nhiên.