Gỗ thủy tùng chuẩn trên thị trường hiện không có nhiều và cũng không tăng lên. Lý do là loại cây này được trồng rất ít và được nhà nước bảo tồn. Vậy nên, không ai được phép khai thác gỗ thủy tùng để bán. Vậy nên, giá bán của gỗ thủy tùng rất đắt.
Gỗ thủy tùng ngày càng trở nên khan hiếm
Có thể bạn không tin, nhưng thực tế thì cả nước ta chỉ còn có khoảng 100 đến 200 cây thủy tùng đang sinh trưởng mà thôi. Chúng mọc thành 2 quần thể ở tỉnh Đắk Lắk. Với số lượng ít ỏi đó, gỗ thủy tùng được nhà nước đặc biệt quan tâm và cho vào danh sách cây cần được bảo tồn.
Vì thế, việc khai thác gỗ thủy tùng trở thành việc làm trái phép. Bất kỳ ai cũng không được phép khai thác cây gỗ thủy tùng. Do đó, gỗ thủy tùng ngày càng trở nên khan hiếm trên thị trường, không phải muốn mua là được.
2 nguồn cung cấp gỗ tùng chính là: gỗ thủy tùng đã qua sử dụng và các cành cây do người dân gần khu vực trồng cây thủy tùng lượm nhặt được. Nguồn cung không chính thống nên các khúc gỗ tùng có kích thước rất nhỏ, chỉ dùng để sản xuất được một số sản phẩm nho nhỏ như tượng phật, vòng phong thủy…
Chính sự khan hiếm này đã đẩy giá bán thủy tùng lên mức ngất ngưởng. Giá bán thủy tùng thậm chí còn có thể tính theo miếng, theo cây chứ không phải là theo mét khối như các loại gỗ khác. Một khúc gỗ thủy tùng có thể có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Vì thế, rất nhiều dân chơi sành điệu ước ao có được trong nhà sản phẩm làm từ loại gỗ đắt giá này.
Biết được điều đó, nhiều thương gia đã nảy sinh ý đồ hòng chuộc lợi từ giá trị của thủy tùng. Ngay sau ý nghĩ đó xuất hiện, họ đã chuyển hướng sang kinh doanh gỗ thủy tùng giả.
Đến 70% gỗ thủy tùng trên thị trường là gỗ giả
Ngày nay, người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để làm ra gỗ thủy tùng giả hòng chuộc lợi. Cách làm giả gỗ thủy tùng đơn giản và giống gỗ thật nhất là: người ta đem ngâm nhớt và ngâm bùn gỗ thông lào, sau đó đem phun PU lên bề mặt để tạo màu gỗ và vân gỗ cho giống hệt gỗ thủy tùng.
Nếu nhìn bề ngoài, cũng rất khó để nhận ra đâu là gỗ thủy tùng thật và thủy tùng giả, nhất là khi bạn là người không có kinh nghiệm chơi gỗ.
Quả thực đáng tiếc nếu bạn phải bỏ ra một khoảng kinh phí quá lớn chỉ để mua gỗ thủy tùng giả mạo. Vì thế, nếu không tự phân biệt được, AloSofa khuyên bạn nên tìm được nhà phân phối gỗ thực sự uy tín. Nhưng tìm được nhà phân phối gỗ thủy tùng chuẩn cũng không phải đơn giản. Bởi lẽ có tới 70% gỗ thủy tùng giả đang lưu hành thì cũng có nghĩa là 70% cơ sở phân phối gỗ thủy tùng làm ăn gian lận.
Vậy thì, bạn hãy tham khảo thêm cách nhận biết gỗ thủy tùng chuẩn mà AloSofa chia sẻ dưới đây để có thêm tự tin khi chọn mua gỗ thủy tùng nhé.
Cách nhận biết gỗ thủy tùng
Điểm đầu tiên dùng để nhận biết gỗ thủy tùng là mùi hương do tinh dầu trong gỗ thủy tùng tiết ra. Mùi hương này hơi chua nhẹ. Nếu nói về gỗ thông lao (gỗ chuyên được dùng để làm giả gỗ thủy tùng), nó có mùi hắc chứ không hề chua như gỗ thủy tùng đâu. Bạn hãy để ý kỹ đặc điểm nhé, vì có rất ít gỗ có mùi hương giống như mùi gỗ thủy tùng.
Điểm dễ nhận biết tiếp theo đó là độ cứng của gỗ. Bình thường, gỗ thủy tùng khá xốp nếu đem đi chế biến các thành phẩm ngay. Vì vậy, người ta thường phải ngâm gỗ thủy tùng trong 1 thời gian. Sau khi ngâm xong, gỗ thủy tùng sẽ rất cứng và dễ dàng đục thành vô vàn đường nét tinh tế.
Tiếp theo, bạn có thể dùng mẹo sau đây để nhận ra gỗ thông lào phun UV hay là gỗ thủy tùng phun UV. Nếu là gỗ thủy tùng phun UV, thì bạn sẽ nhìn thấy phần chân đáy hiện ra. Ngược lại gỗ thông Lào phun UV sẽ không có hiện tượng này.
Nếu bạn đang có ý định săn gỗ thủy tùng, hãy ghi nhớ mẹo nhận biết gỗ thủy tùng mà AloSofa vừa chia sẻ trên đây nhé. Các mẹo này có thể giúp bạn mua được gỗ tùng chuẩn xác với giá trị đúng như những gì nó mang lại đấy. Chúc bạn thành công!
Còn bây giờ, nếu bạn muốn được tư vấn về đồ nội thất bằng gỗ, bạn có thể liên hệ tới AloSofa để được tư vấn nhiều hơn nhé. Qua đó, bạn sẽ sớm chọn được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, chất lượng tốt với mức kinh phí có sẵn. Vậy nên, hãy gọi đến hotline hoặc inbox cho AloSofa ngay bạn nhé.