Gỗ samu được xếp vào nhóm gỗ I tại Việt Nam. Đây là nhóm gỗ quý và hiếm của nước ta. Vì thế, giá bán của gỗ samu đương nhiên là đắt hơn cả “vàng” rồi. Vậy còn chần chừ gì mà tìm hiểu xem loại gỗ đắt hơn vàng này có gì quý giá nhỉ?
Gỗ samu là gì? Đặc điểm sinh trưởng của cây gỗ samu (hay còn gọi là chi sa mộc)
Gỗ Samu là gỗ được khai thác từ cây samu hay còn gọi là cây chi sa mộc. Gỗ samu được xếp vào nhóm I – nhóm gỗ quý tại Việt Nam. Gỗ samu có một số đặc điểm dễ nhận biết như là mùi thơm dễ chịu, màu gỗ là màu hồng nhạt hoặc vàng đậm, vân của gỗ samu rất rõ nét.
Về đặc điểm nhận biết của cây sa mu (cây chi sa mộc), bạn có thể theo dõi các điểm sau đây:
– Đường kính: Cây samu là cây rất lớn, đường kính lên tới 5,5 mét. Để tượng hình hơn về độ lớn của samu, bạn có thể tưởng tượng đến việc người nắm tay đứng quanh gốc cây, phải đến hàng chục người mới đứng kín hết gốc cây samu.
-Thân cây: Thân cây thẳng đứng, tròn, chiều cao của cây samu trưởng thành là 20 – 30.
– Vỏ cây: Vỏ của cây samu có màu nâu xám hoặc màu nâu. Vỏ cây không nứt quanh năm mà nứt dọc theo mùa.
– Lá cây: Cây samu thuộc họ lá kim. Nên bạn có thể thấy lá samu nhìn hơi giống lá thông. Lá cây samu màu xanh lục, dài khoảng 2 đến 7cm.
Đôi nét về đặc điểm sinh trưởng của cây samu: Cây samu sinh trưởng tốt nhất trong vùng khí hậu ôn hòa (nhiệt độ thấp từ 15 đến 20 độ C, lượng mưa trung bình từ 1500 đến 2000mm. Samu ưa các vùng đất ẩm, hoặc đá vôi, đá phiến, các vùng đất nhiều bùn hoặc thoát nước nhanh. Đặc điểm chung của các dạng đất này là có độ pH > 5.
Ứng dụng của gỗ samu
Vì là loại gỗ nằm trong nhóm 1, nên gỗ samu có rất nhiều ưu điểm nổi bật để trở nên quý giá tại Việt nam. Cụ thể các ưu điểm của gỗ samu như sau:
– Thớ của gỗ samu thẳng: Đặc điểm này giúp cho thợ thủ công dễ gia công gỗ samu (cưa xẻ và đánh bóng rất đơn giản). Vì thế, gỗ samu có thể ứng dụng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
– Gỗ samu chịu lực rất tốt, độ uốn cong của gỗ samu rất cao: Đây cũng là một đặc điểm giúp cho người thợ gỗ dễ gia công gỗ samu. Cùng với đó, đặc điểm này cũng giúp gỗ samu bền hơn, ít nứt gãy.
Với những đặc điểm trên đây, gỗ samu được ứng dụng rất nhiều trong đời sống:
– Sản xuất đồ lao động: Thuyền và Tàu đi biển làm từ gỗ samu.
– Sản xuất nội thất và ngoại thất: Cửa gỗ làm từ samu, sập gỗ làm từ samu, bàn ghế hoặc sofa làm từ gỗ samu, tủ quần áo làm từ gỗ samu, cầu thang làm từ gỗ samu, kệ tivi làm từ gỗ samu, cột trụ nhà làm bằng gỗ samu…
– Sản xuất đồ phong thủy: Tượng phật làm từ gỗ samu, tượng phong thủy làm từ gỗ samu (Bộ tam đa)…
– Sản xuất đồ dùng trong gia đình: Ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực này là đũa làm từ gỗ samu. Đũa samu có đặc trưng là mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng; đũa thẳng; đũa chịu lực tốt.
Thực chất, toàn bộ cây samu có rất nhiều ứng dụng trong đời sống chứ không riêng gì gỗ samu. Trong y học, người ta dùng dầu trong thân samu để chế tạo tinh dầu. Tinh dầu samu có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh về xương khớp, làm nhẹ vết bỏng, làm mờ vết thâm do máu bầm, làm dịu bệnh ở bên ngoài da, điều trị một số bệnh nặng hơn như bệnh trĩ ngoại và trĩ nội…
Cây samu có thể trồng để tạo cảnh quan tươi xanh cho đường phố, công viên,… Bởi vì, thân và lá của cây samu khá thích hợp để làm cảnh. Hoặc ở một số nơi, người ta còn trồng samu ở ven bìa rừng hoặc ven đồi nhằm bảo vệ rừng và đồi khỏi sự phá hoại của trâu bò và một số loại động vật khác.
Với quá nhiều ứng dụng như vậy, kết hợp với sự quý hiếm của bản thân, giá bán của gỗ samu tương đối cao là điều không quá khó hiểu. Nhưng với điều kiện kinh tế ổn thì giá cả chắc hẳn không phải là vấn đề quan trọng nhất ở đây. Vậy nên, cứ thử trải nghiệm đi, bạn sẽ thấy giá trị thực sự của gỗ samu.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu một số thông tin cơ bản nhất về gỗ samu. Nếu bạn còn băn khoăn về gỗ samu, có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này, đội ngũ của AloSofa sẽ sớm giải đáp giúp bạn.
Cuối cùng, AloSofa cám ơn bạn đã luôn ủng hộ và đón đọc các bài viết của chúng tôi!