Những mẫu nhà bếp nhỏ đẹp

Hiện nay, có rất nhiều người sở hữu những căn bếp có diện tích nhỏ, hẹp. Vậy làm sao để sở hữu những mẫu nhà bếp nhỏ đẹp, có tính tiện nghi mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mĩ? Dưới đây sẽ là một số lựa chọn để bạn có thể tham khảo cho không gian bếp của gia đình.

Những mẫu nhà bếp nhỏ đẹp

  1. Thiết kế nhà bếp tối giản

Thiết kế nhà bếp tối giản là thiết kế tập trung vào những tính năng cơ bản nhất của phòng bếp. Từ đó giảm bớt các loại đồ dùng, thiết bị không cần đến trong nhà bếp để không gian trở nên rộng rãi hơn.

Thiết kế: Nhà bếp được thiết kế với tủ bếp tận dụng thiết kế góc, dạng chữ L nhỏ. Việc để đồ dùng hoàn toàn dựa vào khối tủ bếp dưới nên các khoang tủ rộng. Màu sắc nhà bếp sử dụng thường là những gam màu sáng, màu sắc nhẹ để giúp không gian trông rộng hơn. Các màu sắc thường sử dụng như màu trắng, màu vàng nhạt, lam nhạt.

Thiết kế nhà bếp tối giản
Thiết kế nhà bếp tối giản

Phụ kiện kết hợp: Thông thường, thiết kế tối giản ưu tiên sử dụng chậu rửa bát đơn, kích thước lớn với vòi nước có thể di chuyển được. Ngoài ra, thiết kế nhà bếp tối giản còn ưu tiên các loại phụ kiện tận dụng được tối đa không gian như kệ góc liên hoàn, giá bát đĩa hai tầng,…

  1. Thiết kế nhà bếp có bàn đảo di chuyển

Thiết kế nhà bếp có tận dụng bàn đảo là thiết kế nhà bếp hiện đại, phù hợp với nhiều không gian. Với không gian nhỏ, bạn có thể sử dụng thiết kế nhà bếp có bàn đảo di chuyển.

Thiết kế: Thiết kế nhà bếp dạng này đặc biệt ở chỗ sử dụng bàn đảo có thể di chuyển được để tiết kiệm không gian. Tủ bếp của thiết kế này thường là tủ bếp dạng chữ U hoặc chữ L dạng nhỏ với gam màu sắc. Kết hợp với tủ bếp là bàn đảo dạng nhỏ có bánh xe có thể di chuyển. Màu sắc của bàn đảo không bị quá hạn chế nhưng thường sử dụng gam màu tươi sáng.

Phụ kiện dùng kết hợp: Với không gian bếp này, tủ bếp có cả khối tủ trên và khối tủ dưới. Vì vậy, không gian để đồ ít nhiều để tăng thêm. Chính vì vậy, các loại phụ kiện được dùng kèm cũng đa dạng hơn. Tuy vậy, do có diện tích góc nên để tận dụng không gian này, bạn cần dùng phụ kiện có thể dùng cho góc như mâm xoay hay kệ góc. Cùng với đó, do bàn đảo có thể di chuyển được nên không gian bàn đảo thường được dùng để để đồ hơn là kết hợp bồn rửa hay bếp nấu.

Thiết kế nhà bếp có bàn đảo di chuyển
Thiết kế nhà bếp có bàn đảo di chuyển
  1. Thiết kế nhà bếp tận dụng tối đa không gian

Thiết kế này chú trong đến không gian sử dụng. Mặc dù bạn có phòng bếp nhỏ hẹp nhưng với thiết kế này, phòng bếp vừa tiện lợi vừa đảm bảo tính thẩm mĩ.

Thiết kế: Nhà bếp có thiết kế này là dạng bếp có thiết kế chữ I đơn giản. Tuy vậy, tủ bếp chữ I được tận dụng tối đa để đồ. Khối tủ trên được thiết kế chạm trần để tăng diện tích trữ đồ. Cùng với đó, không gian giữa khối tủ trên và khối tủ dưới cũng được tận dụng tối đa nhờ các kệ sát tường. Một điểm đặc biệt khác với các thiết kế khác là các phụ kiện trên bàn bếp không được thiết sát vào tường mà có khoảng trống giúp bạn có thể treo đồ hoặc để đồ tiện lợi. Màu sắc thiết kế này ưu tiên màu trắng để giúp không gian rộng hơn.

Phụ kiện kết hợp: Thiết kế này ưu tiên các phụ kiện chia ngăn ở khoang tủ dưới để tận dụng không gian. Đặc biệt, tủ bếp này cũng có thể kết hợp với các loại đồ dùng nhà bếp thông minh như máy rửa bát.

  1. Thiết kế nhà bếp có chiều dài ngắn

Thiết kế này tận dụng điểm yếu của không gian nhà chính là chiều dài ngắn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu đang sở hữu một ngôi nhà như vậy.

Thiết kế: Bếp có thiết kế tủ chữ U để phù hợp với chiều dài ngắn của nhà. Cùng với đó, tủ bếp được thiết kế với các khối tủ sát trần, mang đến nhiều không gian sử dụng hơn. Màu sắc phòng bếp sử dụng là màu trắng ở khối tủ trên kết hợp mặt bàn bếp bằng đá đen và màu gỗ tự nhiên ở tủ bếp dưới. Màu sắc này mang đến sự hài hòa trong thiết kế.

Phụ kiện kết hợp: Thiết kế này không hạn chế phụ kiện sử dụng. Tuy vậy, tủ bếp cần dùng những phụ kiện tận dụng không gian và cho những khoang tủ hẹp.

  1. Thiết kế nhà bếp với cửa sổ lớn

Thiết kế nhà bếp với cửa sổ lớn
Thiết kế nhà bếp với cửa sổ lớn

Thiết kế này tận dụng ánh sáng và màu sắc phòng bếp để giúp người dùng cảm giác không gian rộng hơn.

Thiết kế: Tủ bếp được thiết kế dạng chữ I tối giản với cả khối tủ trên và khối tủ dưới. Màu sắc sử dụng thường là màu sáng như màu trắng, vàng. Thêm vào đó, điểm đặc biệt của thiết kế này chính là ở thiết kế cửa sổ lớn, giúp lấy ánh sáng vào phòng bếp tốt.

Phụ kiện kết hợp: Không gian này cần phụ kiện tận dụng được tối đa không gian với màu sắc không quá nổi bật.