Một số người thường đắn đo khi chọn đồ nội thất làm từ gỗ cao su vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nhưng thực tế, gỗ cao su không hề gây tác động xấu đến sức khỏe, nếu được khai thác và gia công đúng cách bạn nhé.
Thành phần của gỗ cao su
Gỗ cao su được khai thác từ cây cao su, Trong quá trình sử dụng gỗ cao su, nếu mủ cao su còn sót lại trong gỗ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đó là lý do nhiều người lo lắng sử dụng nội thất làm từ gỗ cao su có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các thành phần hóa học được tìm thấy trong mủ cao su bao gồm:
- Khoảng 35 hoặc 40% là cao su.
- 2% là protein.
- 1% là quebrachilol.
- 1% là axit béo và xà phòng
- 0,5% chất vô cơ
- Nước.
Trong thành phần hóa học của mủ cây cao su, có nhiều chất vô cơ rất dễ bị phân hủy như axit béo, acetic, protein… Quá trình phân hủy chất vô cơ sẽ tạo ra 2 hợp chất, tác động vô cùng xấu đến sức khỏe của con người là H2S và mercaptan.
– H2S: Đây là một loại khí độc, Với nồng độ lớn, H2S có thể khiến người hít phải gặp các vấn đề về hô hấp và về phổi: ngạt thở, viêm màng kết, thở gấp, thậm chí là ngừng thở…
– Mercaptan: Chất này có độc tố cao, có thể khiến người tiếp xúc bị kích ứng niêm mạc mũi và mắt, kích ứng trên da, buồn nôn, bất tỉnh, đau đầu hay tim đập nhanh. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù phổi, tổn thương ở gan, dẫn đến tử vong.
Tuy mủ cao su rất độc nhưng nếu gỗ cao su được khai thác và gia công đúng cách, thì đồ nội thất làm từ gỗ cao su sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Để đảm bảo gỗ cao su cứng và chắc như ý muốn, cây cao su được khai thác phải có tuổi đời trên 25 năm. Lúc này, cây cao su sẽ không còn mủ nữa. Qua quy trình xử lý chuẩn mực (sấy và xẻ gỗ tốt), độc tố trong gỗ cao su cũng được loại bỏ. Ngoài ra, lớp sơn phủ bên ngoài sản phẩm nội thất cũng có tác dụng bảo vệ người dùng.
Vì thế, đồ nội thất làm từ gỗ cao su không hề gây hại sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ. Nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.
Tính chất của gỗ cao su
Ngày nay, gỗ cao su được thường xuyên sử dụng để thay thế các loại gỗ đắt tiền để sản xuất đồ nội thất. Gỗ cao su có nhiều ưu điểm như ít bị co, cong móp, thớ gỗ cao su rất dày, vân gỗ gợn sóng khá bắt mắt, đặc biệt có thể hoàn thiện theo nhiều kiểu khác nhau.
Phân tích ưu điểm của gỗ cao su
– Bền với thời gian: Do gỗ cao su có khả năng đàn hồi nên nó ít bị nứt, gãy.
– Cấu trúc gỗ không ngấm nước, nhờ vậy gỗ cao su ít bị mục và ngấm nước.
– Đặc tính của gỗ cao su là mềm mại, do đó, người dùng có cảm giác thoải mái và dễ chịu khi sử dụng.
– An toàn cho môi trường: Gỗ cao su khó bắt cháy với tàn thuốc hoặc các vật liệu gây cháy khác. Nếu chẳng may hỏa hoạn, gỗ cao su sẽ không thải khí độc vào môi trường.
– Màu đẹp: Gỗ cao su có dải màu đặc biệt là ánh vàng, giúp cho không gian trở nên sang trọng hơn.
Ứng dụng của gỗ cao su
Mặc dù gỗ cao su vẫn có những yếu điểm so với một số loại gỗ quý khác trên thị trường nhưng giá bán của nó lại rất phải chăng. Vậy nên, nhiều người vẫn ưu tiên chọn đồ nội thất làm từ gỗ cao su.
Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ cao su có thể kể đến là:
– Giường làm từ gỗ cao su
– Bàn trà làm từ gỗ cao su
– Ván lát sàn làm từ gỗ cao su
– Tủ đựng quần áo làm từ gỗ cao su
– Kệ tivi làm từ gỗ cao su
– Bộ bàn ghế làm từ gỗ cao su
Cùng với đó, gỗ cao su cũng thường được dùng để tạo ra đồ nội thất trong các văn phòng làm việc, các sản phẩm đó là:
– Bàn làm việc bằng gỗ cao su
– Tủ đựng tài liệu làm từ gỗ cao su
– Ghế làm việc từ gỗ cao su
Nếu điều kiện kinh tế của bạn có giới hạn, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc các sản phẩm nội thất làm từ gỗ cao su được kể trên đây nhé. Mặc dù giá bán không cao, nhưng chất lượng của đồ nội thất của gỗ cao su cũng chẳng kém cạnh gì các loại gỗ đắt tiền đâu.
Còn bây giờ, nếu bạn cần được tư vấn thêm về nội thất làm từ gỗ, hãy gửi câu hỏi ngay tới AloSofa. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng ở đây để giải đáp giúp bạn. Vậy nên, đừng ngần ngại nhé.